Màng chống thấm HDPE là màng được làm từ chất liệu hạt cao phân tử polyethylene có hàm lượng cao. Loại màng này thường dùng với tác dụng chống thấm cho các công trình thủy điện, kênh dẫn, đê đập, bãi rác,… Nhờ những tính năng vượt trội không bị ăn mòn bởi các hóa chất, không bị ảnh hưởng do xâm thực, độ bền cao,…. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì quá trình và phương pháp thi công màng chống thấm HDPE phải đạt chuẩn quy định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE sẽ được quy định theo một quy trình cụ thể cho từng công trình riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung các bước thi công sẽ đều tương tự như sau:

Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng mỗi dự án sẽ có những đặc điểm địa hình riêng. Tuy nhiên, về cơ bản thì mặt bằng công trình trước khi thi công màng chống thấm HDPE cần đảm bảo những yếu tố:

  • Mặt bằng thi công phải sạch, phẳng, không có vật sắc nhọn, không có các tạp chất hay những tác nhân khiến màng bị rách.
  • Khu vực thi công không được đọng lại nước, nền phải đầm thật chắc.
  • Nền đất không được quá yếu gây sụt lút, làm rách mối hàn, rách màng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Chú ý phải bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên đối với những vị trí thay đổi độ cao.

Lớp bảo vệ màng

Trường hợp khu vực thi công địa hình có nhiều sỏi đá, đá dăm,… hay phải chịu những tác động như gió, đá lăn, va chạm vật nổi,… có nguy cơ sẽ làm hỏng màng thì nên có các biện pháp bảo vệ màng. Lớp bảo vệ sẽ tránh được các tác động đó và không hư hại.

Những công trình có nền đất tốt, không ảnh hưởng tới màng chống thấm thì không cần lớp bảo vệ ở dưới. Thay vào đó cần đầm chặt đất rồi trải màng HDPE bên trên.

Nên sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên dưới màng:

  • Vải địa kỹ thuật: Dùng khi mặt bằng còn mới, hoặc mặt bằng sạch, phẳng.
  • Vải địa kỹ thuật và cát: Dùng khi mặt bằng địa hình đã bị nứt và có nhiều vật sắc nhọn phía trên.

Sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ bên trên màng:

  • Lớp bảo vệ bằng đất phủ phải đảm bảo độ dày theo từng điều kiện cụ thể.
  • Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép buộc phải có 1 lớp vải địa kỹ thuật phía dưới.
  • Các lớp bảo vệ khác có thế là Geocell hoặc Neoweb.

Thi công rãnh neo

  • Đào rãnh neo để chôn các mép màng.
  • Chiều rộng và độ sâu của rãnh neo cần được thi công theo thiết đúng thiết kế của bản vẽ kỹ thuật.
  • Lưu ý, phần vải rãnh neo không được có các mối hàn hay có các hình dạng bất thường để không phá hủy vật liệu.
  • Phải bo tròn mép để đảm bảo không làm màng bị rách khi kéo căng.
Quy tình và giải pháp thi công màng chống thấm HDPE
Quy tình và giải pháp thi công màng chống thấm HDPE

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE có hình dạng cuộn hoặc dạng tấm, có khổ rộng cố định kích thước từ 7m-8m tùy vào thiết kế của nhà sản xuất. Để thi công màng chống thấm HDPE trên một mặt bằng lớn hơn 8m thì cần phải có biện pháp để nối liền các tấm màng lại với nhau. Phương pháp được lựa chọn là hàn nhiệt. Khi đạt được mức nhiệt nhất định của nó, các hạt nhựa này sẽ chảy ra và nối kết được 2 tấm màng khác nhau.

Phương pháp hàn ép nóng(HÀN KÉP)

Phương pháp hàn ép nóng này sẽ áp dụng khi các tấm màng liền kề với nhau và giữa tấm này với tấm khác. Nó không dùng để hàn những góc nhỏ, chi tiết nhỏ với nhau. Thiết bị dùng để hàn phải là thiết bị tác dụng hàn nóng, có trang bị bên tách cho phép kiểm định mối hàn thông qua qáu trình áp suất không khí. Đồng thời, thiết bị cần có khả năng tự chuyển động và trang bị thêm bộ phận nêm nhiệt, kiểm soát được tốc độ hàn để đảm bảo chúng có khả năng điều khiển máy tốt nhất.

Phương pháp hàn đùn

Hàn đùn sẽ dùng để sửa và hàn những chi tiết đặc biệt như miệng ống thoát nước, các góc bé,… Phương pháp này khá tiện lợi trong việc hàn 1 tấm màng với 1 tấm màng đã lắp trước đó mà không cần nêm trần như hàn nhiệt. Thiết bị thực hiện cần trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ để có thể kiểm soát nhiệt tốt.

Quy tình và giải pháp thi công màng chống thấm HDPE
Quy tình và giải pháp thi công màng chống thấm HDPE

Phương pháp hàn khò

Hàn khò là phương pháp chủ yếu dùng để sửa chữa, vá các lỗ thủng, hàn màng HDPE mỏng, Do máy hàn nhỏ nên rất thuận tiện trong việc thi công.

Công trình đã thi công màng chống thấm HDPE của Nguyễn Phúc

  • Bể chứa dầu thô cảng Ông Kèo
  • Ô chôn lấp rác thải huyện Qùy Hợp
  • Chống thấm nền nhà xưởng KCN Đồng Văn
  • Hồ sự cố KCN Samsung Thái Nguyên
  • Biogas nhà máy sắn Phúc Thịnh
  • Biogas trang trại chăn nuôi Green Feed
  • Biogas trang trại Masan
  • Hồ cảnh quan khu đô thị Thanh Long Bay
  • Hồ chứa nước thải trang trại Newhope
  • Chống thấm móng nhà xưởng
  • Biogas trang trại Thaco Bình Định